Vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới do Nhật Bản chế tạo, đã được phóng lên vũ trụ (Ảnh: AFP).
Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ của Đại học Kyoto, Nhật Bản, cho biết, vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới đã được phóng thành công lên vũ trụ thông qua một tên lửa của SpaceX ngày 5/11. Đây là một phần nằm trong sứ mệnh tiếp tế cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Vệ tinh bằng gỗ có tên LignoSat được làm dưới dạng khối hình hộp, mỗi cạnh dài 10cm, được bảo vệ bên trong một thùng chứa đặc biệt do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản chuẩn bị sẵn.
Các nhà khoa học tại Đại học Kyoto cho rằng, gỗ sẽ dễ bị thiêu hủy hơn những vật liệu kim loại trong quá trình vệ tinh trở lại Trái Đất, cung cấp một giải pháp hiệu quả hơn cho quá trình thiết yếu này.
Tại đó, yếu tố bảo vệ môi trường được các nhà phát triển đặt lên hàng đầu,tải game bài mậu binh vì như chúng ta đã biết, các hạt kim loại tạo thành khi vệ tinh bốc cháy có thể để lại nhiều tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, vật liệu bằng gỗ từ lâu đã bị xem nhẹ vì khả năng chống chịu thấp, cũng như dễ bị biến dạng trước điều kiện khắc nghiệt. Để tối ưu hóa khả năng từ vật liệu này, các nhà nghiên cứu của Nhật Bản đã kết hợp những hợp chất khác nhau, nhằm mục đích tạo nên thành phẩm có độ bền cao, nhưng vẫn cháy được trong quá trình trở lại Trái Đất.
Trong chuyến bay, dữ liệu từ vệ tinh LignoSat liên tục được truyền về Trái Đất. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể xác định và kiểm tra dấu hiệu bất thường, cũng như đánh giá khả năng chống chịu của vệ tinh đặc biệt này.
Theo www.sciencealert.com